10 NGHIÊN CỨU TRONG TÂM LÝ TRẺ EM (Phần 2)


 1. Trí nhớ của trẻ hoạt động từ rất sớm
Thí nghiệm kinh điển của Giáo sư Carolyn Rovee và đồng sự vào những năm 60 thế kỷ 20 cung cấp cho chúng ta một cái nhìn thấu đáo về việc trẻ sơ sinh có thể nhớ cái gì. Phương pháp này cung cấp những bằng chứng tuyệt vời về sự phát triển trí nhớ ở trẻ sơ sinh bắt đầu khi nào và hoạt động như thế nào.
Trong thí nghiệm của Rovee (1969), những đứa trẻ từ 9-12 tuần tuổi được nằm thoải mái trong cái cũi của chúng tại nhà, chúng nhìn chăm chú vào món đồ chơi có dây nối những miếng gỗ nhiều màu sắc (the mobile) treo bên trên. Nếu đứa trẻ giãy đạp thì món đồ chơi sẽ đung đưa chuyển động. Và nếu chúng giãy đạp mạnh, những miếng gỗ sẽ va chạm nhau tạo âm thanh lách cách thú vị. Trẻ càng giãy đạp nhiều thì càng nhận được những kích thích từ món đồ chơi. Thí nghiệm muốn tìm hiểu liệu đứa trẻ có thể điều kiện hóa những cú giãy đạp của nó để làm đồ chơi chuyển động hay không. Nhà nghiên cứu đo cấp độ những cú đá của trẻ khi không có đồ chơi làm đường chuẩn (baseline), và sau đó so sánh nó với những cú đá mà có phản hồi thú vị từ món đồ chơi.
Rovee khám phá thấy ở những đứa trẻ 8 tuần tuổi đã có thể học cách kết hợp giữa sự giãy đạp của mình với sự chuyển động của món đồ chơi. Điều đã học tập này có thể còn tồn tại trong khoảng từ 45-55 phút. Sau đó, nghiên cứu còn dùng vật thay thế món đồ chơi ban đầu mà trẻ đã biết để xem liệu trẻ có thể nhận ra sự khác biệt đó, nhờ thế mà ta kiểm tra được trẻ có thể thực sự nhớ được hay không.
Nghiên cứu thực hiện trên những đứa trẻ chỉ 8 tuần tuổi, trẻ được chơi với đồ chơi trong 3 ngày, mỗi ngày chơi 9 phút. 24 giờ sau giai đoạn trên, những đứa trẻ chỉ đá bên trên mức đường chuẩn của chúng khi có món đồ chơi đúng như nó đã quen 3 ngày trước. Điều này cho thấy chúng nhớ được đặc điểm riêng của món đồ chơi mà chúng được chơi không như bất kỳ món đồ chơi nào khác. Khám phá này rất lý thú vì trước đó người ta cho rằng trí nhớ dài hạn (đối với những nhà tâm lý học, 24 giờ là dài hạn) không xuất hiện sau 8-9 tháng tuổi.
Những nghiên cứu tương tự cũng cho thấy hệ thống trí nhớ của chúng ta hoạt động từ rất sớm. Trí nhớ của trẻ em cũng hoạt động giống như cách trí nhớ của người lớn, chỉ có điều nó dễ bị mất đi.
2/ Khi hình ảnh Bản Ngã (The Self) xuất hiện: có phải mình trong gương không?
Cho đến nay bài kiểm tra với cái gương (mirror test) vẫn được cho là cách tốt nhất để kiểm nghiệm sự xuất hiện ý niệm bản ngã (self-concept) ở trẻ em.
Năm 1972, Beulah Amsterdam đã mở ra một thập niên nghiên cứu về nhận thức bản ngã (self-recognition). Phương pháp nghiên cứu khá đơn giản. Những đứa trẻ từ 6-24 tháng tuổi được đứng trước gương sau khi bị trét một vệt son đỏ trên mũi một cách bí mật. Mẹ của trẻ sẽ chỉ vào ảnh trên gương của trẻ và hỏi: ai đó?. Nhà nghiên cứu quan sát phản ứng của trẻ. Có 3 loại phản ứng:
+ Những đứa trẻ từ 6-12 tháng tuổi phản ứng như đó là một đứa trẻ khác trong gương mà chúng muốn kết thân. Chúng cười và xì xồ những âm thanh.
+ Những đứa trẻ từ 13-24 tháng tuổi phản ứng trốn tránh. Chúng trở nên cẩn trọng hơn, không còn vui vẻ một cách đặc biệt. Một số trẻ vẫn còn đôi khi cười với ảnh của mình trong gương. Hành vi của trẻ được một lời giải thích cho rằng đứa trẻ đang hành động một cách ý thức về bản thân (self-consciously), nhưng nó cũng được cho là cách phản ứng với một đứa trẻ khác.
+ Những đứa trẻ từ 20 đến trên 24 tháng tuổi nhận ra chính mình trong gương. Chúng chỉ vào vết son ở trên mũi của mình. Điều này cho thấy chúng nhận ra hình ảnh trong gương là chính mình.
Có ý kiến cho rằng đứa trẻ trong khoảng 2 tuổi phát triển ý niệm bản ngã vững chắc có tính thể lý hoặc hình ảnh (a solid physical or visual self-concept), và chỉ một ít ý niệm bản ngã về tinh thần (mental self-concept). Các nghiên cứu chỉ cho thấy rằng trẻ biết nó có hình ảnh như thế nào. Có thể, chúng ta chỉ phát triển ý niệm về bản ngã phải lâu sau đó.
Từ 2-4 tuổi trẻ bắt đầu phát triển nhanh chóng những hành vi có tính xã hội. Việc phân biệt bản thân với người khác là nền tảng hướng đế xây dựng mới quan hệ xã hội hơn là những tương tác đơn thuần. Dường như đứa trẻ không thể xây dựng mối quan hệ với người khác mà không có vài ý niệm giới hạn của bản thân chúng. Nhận thức về bản thân là chìa khóa để có thể bắt đầu tương giao với người khác. Với hiểu biết đó, trẻ bắt đầu bước chân vào thế giới xã hội loài người.
3/ Trẻ học biết trái đất không phẳng như thế nào
Nghiên cứu kinh điển về khả năng học tập trong tuổi ấu thơ cho rằng hiểu biết sự thật đến từ việc gỡ bỏ những kiến thức trước đó đã được thiết lập.
Có những khám phá vĩ đại của nhân loại như: con người có nguồn gốc từ loài vượn, trái đất hình cầu và xoay quanh mặt trời, con số có thể thay thế bằng các ký tự để giải quyết các vấn đề… Mặc dù tầm quan trọng của những phát kiến đó đều giúp ta hiểu mọi điều xung quanh chúng ta, thì so với hiện nay kiến thức đó có vẻ tương đối tầm thường, chúng ta có thể học chúng tại trường.
Nhưng quá trình trí óc đã hoạt động ra sao để đưa ta từ việc học vẹt đến hiểu biết thật sự kiến thức đó? Đứa trẻ xem xét lại điều chúng hiểu về thế giới như thế nào là một trong những lĩnh vực thú vị của ngành tâm lý học trẻ em.
Một nghiên cứu của Giáo sư Stella Vosniadou và William Brewer cung cấp một cái nhìn trọng tâm về việc chúng ta đã vươn đến những hiểu biết đúng sự thật như thế nào. Các ông sử dụng lý thuyết tâm lý nhận thức để gọi “mô hình trí óc” (mental models) mà chúng ta dùng để sáng tạo, sau đó kiểm nghiệm, những mô hình trí óc của những cách mà thế giới dùng để dựng nên những hiểu biết cho mình. Lý thuyết này cho rằng có thể có nhiều điểm trung gian (intermediate point) ở những chổ chúng ta nắm được khái niệm nào đó nhưng chưa thật sự hiểu nó. Những mô hình trí óc trung cấp (intermediate mental models) này được Vosniadou và Brewer nhìn nhận như là bằng chứng của sự hiểu biết đang tiến triển.
Nghiên cứu của Vosniadou và Brewer phỏng vấn 60 trẻ em từ 6-11 tuổi. Mỗi trẻ được hỏi 48 câu, bắt đầu từ những câu hỏi vô thưởng vô phạt như: “Trái đất hình gì?”, và sau đó tiếp tục với những câu hỏi có tính thăm dò được thiết kế để khám phá mô hình trí óc về cách hiểu hình dạng Trái đất mà đứa trẻ sử dụng.
Hầu hết các đứa trẻ đều khởi động bằng việc tái hiện trái đất hình tròn. Khi được hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu ta cứ đi hoài đi mãi, một số câu trả lời là bạn sẽ rơi ra ngoài, số khác đưa ra câu trả lời gây ngạc nhiên khi chúng nghĩ rằng Trái đất hình cầu. Một số vẫn nói là bạn sẽ rơi vào một hành tinh khác. Một số khác lại nói trái đất là vòng tròn mà chúng ta thì sống trên bề mặt phẳng của nó.
Câu trả lời ban đầu có vẻ khá tình cờ và bất nhất, như thể chúng mới nghĩ đại ra. Nhưng qua những câu hỏi sau thì những kiểu trả lời bắt đầu xuất hiện rõ ràng:
+ Trái đất hình chữ nhật: Trẻ nghĩ rằng Trái đất hình chữ nhật dẹt và chúng ta có thể rơi ra ngoài.
+ Trái đất hình đĩa: Trẻ nghĩ Trái đất là một cái đĩa dẹt và chúng ta cũng có thể rơi ra ngoài.
+ Trái đất 2 mặt: Trẻ nghĩ rằng có một Trái đất phẳng mà chúng ta đang đứng trên nó và một “Trái đất” nữa trên bầu trời hình vòng tròn. Câu trả lời của chúng cho thấy chứng thấy hành tinh này dẹt khi hỏi về “đất”, nhưng lại là hình vòng tròn khi hỏi về “Trái đất”.
+ Trái đất hình cầu rỗng: trẻ nghĩ rằng chúng ta sống bên trong Trái đất trên bề mặt phẳng
+ Trái đất hình cầu có mặt phẳng: Trẻ cho rằng Trái đất hình cầu có mặt phẳng mà con người sống ở trên những vùng trên đỉnh.
+ Trái đất hình cầu: Số trẻ có câu trả lời này tăng theo độ tuổi.
+ Mô hình trộn lẫn: Một số trẻ còn lại không đưa ra một câu trả lời chắc chắn nào, không một kiểu trí óc nào được cấu trúc phù hợp cho chúng.
Thực tế là có khoảng 4/5 số trẻ phù hợp ở những hạng được xác định rõ ràng mà có thể chỉ ra rằng chúng ta gần cấu trúc cùng kiểu mô hình trí óc giống những người khác, giống lẫn cái đúng và cả cái sai.
Sự hiểu biết đang tiến triển:
Kết quả cho thấy tâm trí làm việc từ khi những thuật ngữ còn là những khái niệm mới toanh, hoàn toàn xa lạ về cơ bản đối cảm giác. Những kinh nghiệm hằng ngày của chúng ta cho rằng Trái đất phải là phẳng, tuy nhiên, khi lực hấp dẫn hút chúng ta xuống, tức là chúng ta đang trượt trên trái đất. Đây là mô hình hoạt động trí óc đầu tiên của cách hiểu về Trái đất. Sau đó chúng ta được dạy rằng Trái đất hình cầu và chúng ta cố gắng cập nhật cách hiểu đã có, nhưng khi nó xuất hiện, chúng ta trải qua giai đoạn bị kẹt ở giữa.
Đây gọi là mô hình trí óc trung gian, nơi là điểm để chúng ta cố gắng nhận những khái niệm mới bởi lần đầu tiên cố gắng thống hợp chúng trong cách hiểu hiện hành của mình. Mô hình Trái đất hình cầu rỗng và Trái đất hai mặt cho thấy trẻ đã thích ứng là ví dụ cho điều này. Cả hai cách đều là cố gắng giữ Trái đất vừa phẳng và vừa có dáng hình cầu.
Cái ngăn cản đứa trẻ học tập chính là những phỏng đoán đã có từ những kinh nghiệm hằng ngày của trẻ. Cho đến khi chúng chưa rời bỏ cách nhìn cũ về Trái đất, chúng không thể nắm bắt cách nhìn mới. Những phỏng đoán đã thiết lập từ kinh nghiệm cá nhân là nhân tố mạnh mẻ mà khó gỡ bõ, ngay cả khi có bằng chứng mâu thuẫn ngay trước mặt. Đôi khi, hiểu biết thật sự là gỡ bỏ cách hiểu cũ hơn là học những khái niệm mới.
4/ Tình huống xa lạ: cửa sổ tâm hồn trên quá khứ và tương lai của đứa trẻ
Chúng ta là động vật có tính xã hội, dựa vào nhiều ở khả năng của chúng ta trong các dạng mối quan hệ với người khác để giúp chúng ta thương lượng cách sống. Người có khó khăn trong các mối quan hệ thường không thể tham gia trong việc cho-và-nhận thường ngày. Họ có thể hay chống đối người khác, gặp nhiều vấn đề về giáo dục cũng như khả năng cao sẽ bị các rối loạn tâm thần trong tương lai.
Không lạ khi các nhà tâm lý học trẻ em quan tâm đến những mối quan hệ đầu tiên mà chúng ta xây dựng với những người chăm sóc ban đầu. Điều này giúp chứng minh sự ảnh hưởng quan trọng của các mối quan hệ đó lên trên các mối quan hệ được thiết lập trong tương lai, bao gồm mối quan hệ với người bạn đời, những người đồng nghiệp và với con cái chúng ta. Chúng ta không đổ thừa mọi sự cho cha mẹ mình, nhưng những mối quan hệ từ sớm thường trở thành khuôn mẫu chúng ta dùng trong cuộc sống sau này của mình.
Vì vậy sự phát triển của những mối quan hệ từ rất sớm – thường được gọi là “sự gắn bó”- cực kỳ quan trọng. Những nhà tâm lý học trẻ em nhận thấy thật hữu ích khi biết đừa trẻ gắn bó với cha mẹ của chúng như thế nào. Nhưng vấn đề là làm sao đo mức độ gắn bó? Một đứa trẻ 8 tháng tuổi không nói gì nhiều mà khó lòng tin tưởng vào những thông tin do cha mẹ cung cấp.
Nhà tâm lý học trẻ em nổi tiếng Mary Ainsworth và cộng sự đã đưa ra những tài liệu chuẩn để khám phá sự gắn bó cảm xúc giữa đứa trẻ và người chăm sóc (Ainsworth, Blehar, Waters & Wall, 1978). Đây được cho là thí nghiệm có sức mạnh nhất để nghiên cứu sự phát triển cảm xúc và tính xã hội của trẻ em.
Ainsworth sử dụng một trong những cảm xúc cơ bản nhất của con người chính là sự sợ hãi. Khi một em bé gắn bó với người chăm sóc nó, sau 6 tháng, nó bắt đầu xuất hiện nỗi sợ trong hai tình huống thường dễ lập đi lập lại như:
+ Sự lo lắng vì người lạ: đôi khi sau 6 tháng tuổi đứa trẻ thường bắt đầu sợ người lạ. Điều này càng đặc biệt hơn khi người chăm sóc của nó không có mặt lúc đó.
+ Phản kháng sự chia cắt: cùng khoảng thời gian đó, trẻ cũng có dấu hiệu buồn rầu khi người chăm sóc rời xa nó.
Để tìm hiểu đứa trẻ và người chăm sóc nó tương tác như thế nào, Ainsworth để lại một loạt những tương tác được thiết kế để kiểm tra đứa bé phản ứng nhưng thế nào trong khi lo lắng gặp người lạ và lo lắng bị chia cắt. Chuỗi hành động được chỉ đạo cẩn thận, mỗi cảnh không quá 3 phút:
1. Một nhà nghiên cứu ra ngoài sau khi đưa người chăm sóc và đứa trẻ vào phòng nghiên cứu.
2. Người chăm sóc không làm gì cả trong khi đứa trẻ bộc lộ phản ứng.
3. Một người lạ vào, không nói gì trong một phút, và sau đó nói chuyện với người chăm sóc. Sau đó, không quá một phút, người lạ tiếp cận đứa trẻ.
4. Người chăm sóc rời phòng một cách kín đáo nhất có thể và để đứa trẻ với người lạ ở lại phòng.
5. Người chăm sóc quay trở lại để trấn an đứa trẻ và sau đó lại rời đi.
6. Đứa trẻ bị ở lại trong phòng một mình.
7. Người lạ vào phòng và bắt đầu tương tác với đứa trẻ.
8. Người chăm sóc quay vào phòng và người lạ đi khỏi đó.
 Tình huống xa lạ được thiết kế là để tạo sự xa lạ cho đứa trẻ cảm nhận. Cần bắt đầu bằng một cái phòng không quen thuộc với trẻ, sau đó một người lạ bước vào, nói chuyện với nó, rồi cả người lạ vào người chăm sóc cùng mất tích. Mỗi tình huống gây stress tăng dần.
 Phân tích kết quả sau khi lập lại thí nghiệm trên nhiều đứa trẻ, Ainsworth khám phá ra điều lý thú trong các dữ liệu. Nó cho thấy những khía cạnh tương tác có thể quan sát được đứa trẻ phản ứng như thế nào khi người chăm sóc quay trở lại. Phân tích phản ứng của đứa trẻ khi mẹ nó quay trở lại cho thấy sự khác biệt giữa ba kiểu chia cắt trong sự gắn bó, một loại tốt và hai loại được cho là có kiểu rối loạn gắn bó (disorder attachment style):
+ Gắn bó một cách an toàn: đứa trẻ được cho là có gắn bó an toàn sẽ có lý do để buồn sầu khi người chăm sóc nó rời bỏ và sẽ tỏ ra vui thích khi người đó quay lại và sẽ dịu đi sự đau buồn nhanh hơn. Nghiên cứu phổ quát có khoảng 70% đứa trẻ rơi vào trường hợp này.
+ Sự gắn bó không an toàn/tránh né: Những đứa trẻ kém thân thiết với người chăm sóc, mặc dù chúng khóc khi học rời khỏi phòng. Nhưng lạ thay, chúng cũng không thoải mái khi người chăm sóc quay lại, chúng thường quay lưng với người chăm sóc chúng và tránh xa họ. Khoảng có 20% trẻ rơi vào trường hợp này.
+ Sự gắn bó không an toàn/chống cự: Những đứa trẻ không muốn rời bỏ người chăm sóc chúng để khám phá cái phòng. Sau đó, giống như kiểu thiếu an toàn và tránh né, chúng khóc khi người chăm sóc rời bỏ, nhưng lại chống đối khi người chăm sóc quay lại và có ý an ủi chúng. Chúng tỏ ra giận dữ. Khoảng 10% đứa trẻ rơi vào trường hợp này.
Nghiên cứu sau đó cũng xác định kiểu gắn bó không an toàn sâu hơn:
+ Sự gắn bó không an toàn/phá rối: những đứa trẻ thường hay sợ và từ chối người chăm sóc. Những trẻ này thường chịu sự căng thẳng quá mức. Kiểu gắn bó này thường là do người chăm sóc bị phiền muộn hoặc đứa trẻ bị lạm dụng, ngược đãi.
 Nguyên nhân của các kiểu gắn bó:
Phần lớn những nghiên cứu kiểm nghiệm những yếu tố nguyên nhân dẫn đến đứa trẻ gắn bó trong những cách khác nhau, thường nhấn mạnh vào cách mà người chăm sóc đối xử với trẻ. Những gắn bó an toàn được sự phối hợp từ những người chăm sóc có (Papalia & Olds, 1977):
+ Sự nhạy cảm và sẵn lòng đáp ứng với đứa trẻ
+ Luôn khuyến khích tương giao hai chiều với đứa trẻ
+ Ấm áp và chấp nhận đứa trẻ
Những điều trái với các yếu tố trên một cách rõ ràng sẽ gây ra các kiểu gắn bó không an toàn. Một vài nghiên cứu cũng cho thấy tính khí của đứa trẻ cũng là yếu tố quan trọng.
 Tầm quan trọng của các kiểu gắn bó:
Một số nhà nghiên cứu cho rằng kiểu gắn bó có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng xã hội, cảm xúc và nhận thức. Một số cho rằng đứa trẻ càng gắn bó tốt với người chăm sóc chúng thì chúng càng dễ có khả năng sống độc lập sau này. Những lợi ích thừ sự gắn bó an toàn bao gồm (Papalia & Olds, 1977):
+ Tự tin hơn
+ Nhiều bạn hơn
+ Nhiều mối quan hệ trưởng thành tốt đẹp hơn
 Có nghĩa là trẻ có sự gắn bó không an toàn thường có xu hướng:
+ Tỏ ra nhiều cảm xúc tiêu cực hơn
+ Có vấn đề về hành vi
+ Thường chống đối với các trẻ khác
Mở cửa cho tương lai
Các nhà phê bình nghiên cứu “tình huống xa lạ” cho rằng:
+ Tại sao người chăm sóc phải chịu đựng một cách đặc biệt tương giao với đứa trẻ?
+ Đứa trẻ có thể thật sự theo kịp những cảnh đến và đi trong suốt nghiên cứu?
+ Điều được rút ra có giá trị trong các nền văn hóa khác nhau không?
Nghiên cứu này cung cấp một cách kiểm nghiệm chuẩn xác những dạng quan hệ sớm giữa chúng ta với người chăm sóc mình. Nó tiết lộ câu trả lời cho bốn câu hỏi lớn mà đứa trẻ đặt ra về những tương giao xã hội và cảm xúc của chúng:
+ Tôi có mối quan hệ tốt đẹp với người khác như thế nào?
+ Điều gì xảy ra khi tôi khám phá môi trường xung quanh?
+ Tôi có thể đạt được điều gì?
+ Người ta làm gì khi tôi tỏ ra không vui?
Cách mà đứa trẻ gắn bó cho ta manh mối để trả lời những câu hỏi này và mở cánh cửa tương lai và quá khứ của chúng.
 5/ Trẻ bắt chước người khác từ khi mới vài tuần tuổi:
Một trong những hành vi mang tính xã hội cơ bàn quan trọng đó là biết bắt chước người khác. Mặc dù việc bắt chước được người lớn thừa nhận nhưng nó cũng cần sự nổ lực từ phía dứa trẻ.
Yếu tố trọng tâm của việc bắt chước là hiểu rõ sự khác biệt giữa bản thân và người khác. Nhà tâm lý học trẻ em lỗi lạc Jean Piaget cho rằng điều này chỉ xảy ra khi trẻ được 8-12 tháng tuổi, lúc đó nó mới biết bắt chước.
Năm 1977, Nghiên cứu của Andrew Meltzoff và M. Keith Moore đặt lại câu hỏi cho lý thuyết của Piaget và trở thành nghiên cứu kinh điển trong tâm lý học trẻ em.
Nghiên cứu khá dễ dàng. Một nhà nghiên cứu ngồi trước mặt những đứa trẻ sơ sinh khoảng 12-21 ngày tuổi. Người này thè lưỡi ra, mở miệng, mím môi và di chuyển những ngón tay, sau đó quan sát những phản ứng của đước trẻ với khuôn mặt trơ. Kết quả gần như chắc rằng những đứa trẻ đã bắt chước hành vi của người này.
Vấn đề chính được nêu lên, liệu những đứa trẻ đó thật sự bắt chước nhà nghiên cứu hay là chỉ thè lưỡi, há miệng vì một lý do nào khác. Nói cách khác: có thật là việc bắt chước hay một cái gì đó căn cơ hơn không thể được cho là tương tác xã hội?
Nghiên cứu này là phần bất lợi cho những ai cho rằng đứa trẻ sinh ra trong thế giới được “cài đặt” sẵn một phần những tương giao xã hội. Từ rất sớm, đứa trẻ đã làm chủ được thân thể của mình và bắt chước người khác.

0 Đề nghị

Rất mong phụ huynh các bé sẽ phản hồi từ bài viết. Hãy cùng Tôi trao đổi và tích lũy nhiều kinh nghiệm để nâng đỡ các bé trở thành những tài năng của đất nước!