10 NGHIÊN CỨU TRONG TÂM LÝ TRẺ EM (Phần 3)


6/ Khi trẻ bắt đầu phỏng đoán tâm ý của người khác
Các nhà tâm lý học gọi khả năng phỏng đoán hay tìm lời đáp bằng suy nghĩ được gọi là “lý thuyết của tâm trí” (Theory of Mind - TOM). Sự xuất hiện của lý thuyết của tâm trí ở trẻ em là cột mốc phát triển quan trọng; một vài nhà tâm lý học cho rằng việc bị lỗi trong sự phát triển TOM là yếu tốt chính của bệnh tự kỷ.
Nghiên cứu đầu tiên cung cấp bằng chứng về hoạt động của TOM trong kiểm nghiệm niềm tin sai lạc của Heinz Wimmer và Josef Perner năm 1983. Đề kiểm tra sự xuất hiện của TOM, nhà nghiên cứu tìm hiểu liệu đứa trẻ có thể vượt qua một niềm tin sai lạc. Đề vượt qua bài kiểm tra, đứa trẻ phải hiểu điều gì là có thể ở người khác, có thể sẽ khác với chính nó.
Wimmer và Perner kiểm nghiệm trên những đứa trẻ từ 3-9 tuổi, nói với chúng câu chuyện về cậu bé Maxi có mẹ mua sô cô la để làm bánh. Khi mẹ về, Maxi thấy mẹ để sôcôla trong chạn tủ xanh dương. Sau đó Maxi ra ngoài chơi. Trong lúc đó, mẹ dùng sôcôla để làm bánh lại bỏ chúng vào chạn tủ khác màu xanh lá. Khi Maxi trở vào nhà, nó thấy đói và muốn có sôcôla ăn. Những đứa trẻ phải trả lời câu hỏi: chạn tủ nào Maxi sẽ tìm sôcôla?
Kết quả cho thấy những đứa trẻ 3-4 tuổi thương trả lời sai khi chỉ nơi thực tế có sô cô la hơn là nơi mà Maxi có thể nghĩ. Wimmer và Perner cho rằng có điều này xảy ra vì chúng chưa cấu trúc mô hình trí óc tách biệt về thế giới để có thể hiểu kinh nghiệm của Maxi – chúng chưa có khả năng của TOM.
Trẻ khoảng 4-5 tuổi thì có sự thay đổi hơn. Chúng có xu hướng chọn cái chạn Maxi nghĩ hơn là cái chúng biết. Tuy nhiên, có những đứa trẻ trên 5 tuổi vẫn có vấn đề hiểu người khác.
Cuối cùng, trẻ 6 tuổi có thể có hiểu biết nhất quán rằng người khác có thể giữ những điều sai về thế giới.
Thí nghiệm này cho rằng trẻ từ 4-6 tuổi có một khả năng đáng lưu ý bắt đầu xuất hiện, hết sức quan trọng đối với sự thành công của trẻ trong xã hội. Chúng bắt đầu hiểu người khác có thể giữ điều sai, chúng có thể dối trá với bản thân và người khác có thể nói dối chúng. Điều này có thể là sự chấm dứt buồn bã cho tính ngây thơ, nhưng là một kỹ năng bắt buộc để thành công trong xã hội.
7/ Trẻ là nhà vật lý học nhạy cảm: sự bất biến của vật thể
 Sự bất biến của vật thể là hiểu rằng vật thể vẫn tiếp tục tồn tại dù chúng ta không thật sự thấy chúng. Nhà tâm lý học trẻ em Jean Piaget cho rằng trẻ không thể hiểu khái niệm này cho đến khi nó 12 tháng tuổi.
Ý tưởng đó bị thách thức bởi một loạt nghiên cứu của Giáo sự Renee Baillargeon và cộng sự. Những nghiên cứu dùng sự ngạc nhiên rõ ràng của đứa trẻ trong những sự kiện không thể xảy ra để cố gắng và tập luyện để hiểu sự bất biến của vật thể.
Trong nghiên cứu, những đứa trẻ khoảng 6 tháng tuổi rưỡi nhìn một chiếc xe đồ chơi chạy xuống bờ đốc. Nửa đường của hành trình nằm ở sau tấm màn chắn tầm mắt của đứa trẻ, trước khi xe xuất hiện ở đầu bên kia thì nó biến mất một lúc. Trong điều kiện khác, trẻ được thấy một cái khối đặt phía sau tấm màn chắn ngay chặng đường của chiếc xe. Một thủ thuật bí mật làm cho khối gỗ không chặn được chiếc xe. Khi xe được thả ra, nó chui qua cái khối và xuất hiện bên đầu bên kia. Đây là điều kiện không thể xảy ra được so sánh với điều kiện có thể xảy ra là cái khối được đặt gần, nhưng không đặt ngay trên đường đi của xe.
Baillargeon thấy rằng trẻ chăm chú lâu hơn vào cảnh có điều không thể xảy ra. Điều này cho rằng trẻ hiểu cái khối vẫn còn ở phía sau tấm màn dù nó không thấy. Nó cũng hiểu là xe không thể xuyên qua khối gỗ. Điều này có vẻ là bằng chứng hợp lý cho rằng trẻ hiểu được sự bất biến của vật thể.
Nghiên cứu cũng được thực hiện trên những đứa trẻ 3 tháng tuổi rưỡi, và có vẻ chúng cũng nắm được sự bất biến của vật thể. Sử dụng kết quả nghiên cứu của Baillargeon và cộng sự cho thấy trẻ nhỏ không bị bẫy trong thế giới nhiều hình dạng mà có ít ý nghĩa với chúng. Chúng dường như là những nhà vật lý nhạy cảm có những ý nghĩ còn thô sơ về những khái niệm vật lý như lực hấp dẫn, quán tính và sự bất biến của vật thể.
Có thể trẻ không nhìn thất giới như là một giấc mộng hoàn toàn vô lý. Chắc chắc, chúng phải học thêm nhiều điều đáng ngạc nhiên từ thế giới đó nhưng dường như chúng hiểu vài nền tảng về cách mà thế giới vận hành từ rất sớm.
8/ Trẻ bắt đầu cuộc hành trình đến lời nói đầu tiên như thế nào
Những bước đầu tiên của đứa trẻ trên cuộc hành trình đến lời nói đầu tiên có thể là điều gây ấn tượng của chúng nhất. Bước đầu tiên là phải phân biệt và phân loại các thành phần âm thanh cơ bản của ngôn ngữ mà chúng nghe thấy.
Những đứa trẻ nhỏ đều đối mặt với những thách thức tương tự nhau nhưng không phải là mức độ từ ngữ ban đầu, mà là mức độ thấp nhất của tiếng ồn hoàn toàn (pure noise). Đầu tiên chúng phải cố sức phân biệt giữa các thành phần cơ bản của lời nói – gọi là âm vị.
Nghiên cứu kinh điển của Peter D Eimas và cộng sự năm 1971 giúp hiểu chắc rằng đứa trẻ có thể phân biệt những âm vị. Eimas nghiên cứu những trẻ khoảng 1-4 tháng tuổi, kiểm tra khả năng phân biệt âm “p” và âm “b”. Phương pháp họ sử dụng để nhận ra sự thay đổi nhạy cảm ở đứa trẻ giữa các âm khác nhau rất tinh tế này. Họ dùng một cái núm vú giả có gắn tiếp vận truyền thanh để đo tốc độ nút của trẻ. Đứa trẻ càng thích thú, nó càng nút nhanh hơn.
Ban đầu, tốc độ nút của trẻ được đo khi chúng được nghe một âm thanh lập đi lập lại, đó là âm “b”. Ban đầu trẻ thấy thích thú và nó nút nhanh hơn. Sau đó trẻ chán và tốc độ nút giảm xuống. Trong điều kiện thí nghiệm: khi chuyển sang âm “p”, và khi vẫn giữ nguyên âm “b”, tốc độ nút của trẻ có thay đổi. Đây là bằng chứng cho thấy trẻ phân biệt được sự khác nhau giữa âm “p” và âm “b”.
Nghiên cứu cho thấy trẻ 1 tháng tuổi cũng có thể phân biệt âm “p” và âm “b”. dựa trên những gì tìm thấy, các nhà tâm lý học cho rằng trẻ được sinh ra với những kỹ năng mà có thể phân loại âm thanh dù chỉ là thay đổi nhỏ. Kỹ năng này là những phần cơ bản để xây dựng khả năng học ngôn ngữ.
Hầu hết các ngôn ngữ chứa khoảng 40 âm vị khác nhau và nhiệm vụ cơ bản của trẻ là làm chủ được chúng. Trong suốt 3 tháng đầu đời trẻ có thể phân biệt được hết tất cả các âm vị, nhưng không ai trong những đứa trẻ sinh ra giống nhau về lời nói. Ở tháng thứ 3, trẻ bắt đầu phát ra những nguyên âm. Chúng chinh phục những âm vị đầu tiên và bước dần lên con đường nói từ đầu tiên.
Đứa trẻ được sinh ra với cái tai tinh nhạy với ngôn ngữ, nhưng điều này bắt đầu thay đổi một cách tinh vi trong khoảng trẻ 11 tháng tuổi. Kết quả tìm được cho người lớn không thể phân biệt nhiều âm vị hơn đứa trẻ. Trước lúc 11 tháng tuổi trẻ làm chủ sự phân biệt các âm vị được sử dụng trong mọi các kiểu ngôn ngữ khác nhau. Nhưng sau đó trẻ 11 tháng tuổi chỉ còn lại một loại âm vị thuộc ngôn ngữ đầu tiên, và mất khả năng phân biệt các âm vị của những ngôn ngữ khác. Trẻ bắt đầu biệt hóa ngôn ngữ của chính mình. Sự chuyên môn hóa trong khoảng 40 âm vị, và theo tiến trình ngôn ngữ, đây là điều quan trọng để khoảnh khắc tuyệt vời xuất hiện: từ đầu tiên trẻ nói.
9/ Sáu kiểu chơi: chúng ta học cách hợp tác với nhau như thế nào
Chơi là công việc nghiêm túc. Nhà tiên phong tâm lý lứa tuổi Lev Vygotsky cho rằng, trong những năm tiền học đường, chơi là nguồn dẩn dầu cho sự phát triển. Thông qua chơi, trẻ học tập và thực hành những kỹ năng xã hội cơ ban. Chúng phát triển cảm nhận về bản thân, học cách tương tác với người khác, cách làm bạn, chơi sắm vai.
Nghiên cứu về các hoạt động chơi của trẻ phát triển như thế nào của Milder Parten những năm cuối của thập niên 20 thế kỷ XX, phân chia sáu kiểu chơi của trẻ từ 2-5 tuổi:
1. Chơi thong thả (Unoccupied play): Trẻ chơi khá yên tĩnh, thường là chuyển động thân thể không mục đích. Kiểu chơi này ít khi xảy ra.
2. Chơi một mình (Solitasy play): Trẻ hoàn toàn bị hút trong việc chơi không để ý những trẻ khác. Thường thấy ở trẻ 2-3 tuổi.
3. Chơi quan sát (Onlooker play): trẻ bắt đầu thích thú cách chơi của trẻ khác nhưng nó không tham dự vào. Có thể chúng chỉ hỏi và nói với những đứa trẻ khác, hoạt động chính vẫn là nhìn.
4. Chơi song hành (Parallel play): trẻ bắt chước cách chơi của trẻ khác nhưng không gắn kết chơi chung với trẻ đó. Chúng có thể dùng đồ chơi giống nhau.
5. Chơi có tính liên kết (assiociative play): bây giờ thì chúng thích chơi với nhau hơn là đồ chơi chúng dùng. Đây là loại chơi đầu tiên liên quan đến tương tác xã hội mạnh mẽ giữa những đứa trẻ khi chúng chơi.
6. Chơi hợp tác (Cooperative play): Một vài cách thức tổ chức có trong cách chơi của trẻ, trẻ chơi có mục đích, trẻ có vai trò nhất định trong trò chơi và thường chơi theo nhóm.
Không giống Piaget thấy hoạt động chơi của trẻ trong khoảng thời gian phát triển nhận thức ban đầu, Parten nhấn mạnh ý tưởng cho rằng chơi là việc học cách quan hệ với người khác.
10/ Lý thuyết về 4 giai đoạn phát triển nhận thức ở trẻ em của Jean Piaget: Trẻ em thu được kiến thức như thế nào
Bốn giai đoạn phát triển của Piaget:
+ Giai đoạn giác-động từ khi sinh đến khoảng 24 tháng tuổi (Sensorimotor stage): Trẻ nhận biết thông qua các giác quan, thích thú với nhữg trải nghiệm mới lạ trên thân thể. Trẻ như một nhà khoa học nhỏ khám phá thế giới bằng cách la hết, lắng nghe, đập phá và nếm mọi thứ.
+ Giai đoạn tiền thao tác từ 24 tháng tuổi đến khoảng 7 tuổi (Preoperational stage): Trẻ có khả năng tư duy biểu tượng, trẻ có thể hiểu hình ảnh, từ ngữ và cái khái niệm nhưng chúng còn chưa biết làm gì trên những điều đó. Trẻ tư duy trực giác, cảm tính.
+ Giai đoạn thao tác cụ thể từ 7 đến 12 tuổi (Concrete Operations stage): Trẻ có khả năng thao tác trực tiếp trên đồ vật và biểu tượng một cách cụ thể, nhưng những hoạt động trừa tượng vẫn còn là thách thức khó khăn.
+ Giai đoạn thao tác hình thức trên 12 tuổi (Formal Operations stage): từ đây trẻ có thể suy nghĩ những thuật ngữ trừu tượng về thế giới. Bây giờ chúng hiểu những khái niệm như giá trị, công lý, trẻ bắt đầu tư duy như người lớn.
Cái nhìn trọng tâm của Lý thuyết của Piaget về sự phát triển nhận thức trẻ em cho thấy trẻ tư duy theo một cách khác cơ bản so với người lớn. Không chỉ đơn giản là trẻ ít hiểu biết hơn, ít kinh nghiệm hơn hay ít năng lực tiến triển; mà là nội dung chất lượng tư duy của trẻ hoàn toàn khác người lớn.
Mặc dù các nhà tâm lý học đến nay vẫn còn đặt nghi vấn cho một số chi tiết đựa trên quan sát và lý thuyết của Piaget, nhưng cái nhìn trọng tâm này luôn được cách nhìn nền tảng được giữ trọn vẹn.

0 Đề nghị

Rất mong phụ huynh các bé sẽ phản hồi từ bài viết. Hãy cùng Tôi trao đổi và tích lũy nhiều kinh nghiệm để nâng đỡ các bé trở thành những tài năng của đất nước!