Hỗ trợ để bé tập viết dễ dàng hơn

Nếu bé nhà bạn có gặp khó khăn khi viết các chữ cái, không thể nhớ được chúng, không viết đúng dòng, hay viết ngược chữ… thì đó cũng là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ tiểu học. Bạn hoàn toàn có thể hỗ trợ bé khắc phục được khó khăn này.

Mẹ có thể vận dụng nhiều cách để hỗ trợ bé tập viết một cách hiệu quả
Chúng tôi xin giới thiệu tới các bậc cha mẹ một số cách đơn giản giúp bé tập viết.
Trước tiên bạn hãy mua cho bé những chữ cái bằng nhựa, để bé nhắm mắt lại và cảm nhận hình dạng của chữ cái bằng tay hoặc mua đất sét để bé nặn những hình khác nhau, có thể là con rắn, chữ cái hoặc tên của bé.
Bảng chữ cái được dựa trên những hình khối toán học cơ bản như: tròn, vuông, gạch ngang và tam giác. Bạn hãy kiếm một tấm bảng đen lớn, và chọn một vị trí thích hợp để treo nó. Sau đó, bạn hãy để bé tập vẽ những hình học thật đẹp và lớn.
Bạn hãy kiếm tạp dề cho bạn và bé. Bạn hãy bảo bé sơn những đường tròn thật lớn, như thế không chỉ tay mà cả khuỷu tay và vai cũng bé cũng hoạt động theo. Vẽ những hình như thế sẽ khiến bé rất vui và còn giúp bé phát triển nhận thức về những hình khối.
Khi bé không thể viết hoặc sơn thẳng hàng, bạn hãy lấy một chiếc bút màu đỏ vẽ một đường thẳng và nói với bé rằng đó là chân của các chữ cái. Bạn cũng có thể dùng bút màu xanh dương để nhắc bé điểm bắt đầu của các nét, những chữ cái cơ bản thường bắt đầu viết từ đỉnh rồi đi xuống.
Bạn cũng có thể mua đất sét nhiều màu và để bé nặn thành những hình dạng khác nhau. Bé có thể nặn hình con rắn, tạo những chữ cái, thậm chí là tên của mình.
Nếu bé giữ bút chì và bút màu bằng một cử chỉ lóng ngóng, vụng về. Bạn có thể giúp bé tăng cường sức mạnh của tay và các ngón bằng các hoạt động liên quan đến việc giữ hoặc treo. Bạn có thể để bé luyện xà đơn để phát triển sức khỏe của vai và tay hoặc đơn giản như bóp các đồ vật như quả bóng cao su hoặc chơi với kẹp chơi bằng gỗ.
Điều kiện quan trọng nhất để bé viết tốt là khả năng của mắt phối hợp với tay. Điều này có nghĩa rằng, mắt phải di chuyển linh hoạt và có thể di chuyển theo sự chuyển động của nét chữ. Những vận động phối hợp các cơ quan như giữ thăng bằng, nhảy, chạy, trượt… cần thiết để tạo nền tảng giúp bé có thể điều khiển hoạt động của các cơ dễ dàng.
Nếu bé vẫn viết ngược các chữ cái, dù chữ viết đã tiến bộ nhiều thì bạn hãy tạo cho bé cơ hội để phân biệt bên trái và phải trên trước hết trên cơ thể bé. Hoặc chơi những trò chơi chỉ sử dụng tay trái hoặc tay phải, hoặc chân trái hoặc chân phải…
Ngoài ra bạn cần khuyến khích bé sử dụng những gì đã học. Bé có thể giúp bạn lên danh sách những thứ cần mua hoặc cần trong ngày sinh nhật. Có hàng tá những cách khác nhau để bé có thể vận dụng những điều đã học vào thực tế.
Bạn có thể mua cho trẻ bộ chữ cái in hoa và thường bằng nhựa để giúp bé học. Để viết được chữ bé phải có khả năng hình dung hình dạng của chữ cái. Bạn hãy để bé cầm một trong những chữ cái và cảm nhận nó không phải bằng mắt mà bằng tay và bằng trí tưởng tượng.

Trò chơi để trẻ biết lắng nghe

Biết lắng nghe là kỹ năng sống quan trọng, cần thiết cho sự giao tiếp, góp phần làm nên thành công của trẻ. Vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng này cho trẻ càng sớm càng tốt, các bậc cha mẹ nên nhận thức được vấn đề và bắt đầu ngay từ hôm nay.
Đọc sách
Biến đọc sách thành hoạt động tương tác lý thú với trẻ. Khi đọc sách cùng con, bạn hãy đọc thật to và dừng lại một chút khi sang trang mới và hỏi con “Con đoán chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?”. Yêu cầu trẻ giải thích câu trả lời của mình để kiểm chứng xem trẻ thực sự chăm chú nghe chuyện ở mức nào. Nếu trẻ lúng túng và có vẻ không nhớ nội dung thì bạn hãy kiên nhân tóm tắt lại hoặc đọc lại câu chuyện.
Điều đặc biệt, khi đọc sách cho trẻ nghe, bạn nên dành cho trẻ một khoảng thời gian tĩnh, gợi ý để trẻ dự đoán kết thúc của câu chuyện, trước khi phần kết được tiết lộ. Sau đó, thảo luận cùng trẻ kết thúc chuyện. Nếu kết thúc chuyện làm trẻ bất ngờ hoặc trẻ đã dự đoán chính xác thì hãy cùng trẻ điểm lại những mốc quan trọng trong chuyện.
Một “chiến lược” thú vị mà bạn rất nên áp dụng là kể lại cho trẻ nghe một câu chuyện cũ, dừng lại ở những chi tiết quan trọng và khuyến khích trẻ kể tiếp. Hoặc bạn có thể cố tình thay đổi một số tình tiết trong câu chuyện để xem trẻ có phát hiện ra không. Trẻ sẽ rất thích thú ngay khi phát hiện ra “sự ngốc nghếch” và lỗi của người lớn.
Đọc sách cho bé nghe để rèn luyện kỹ năng lắng nghe của trẻ
Chơi trò “kẻ nói, người nghe”
Trò chơi “kẻ nói, người nghe” giúp bạn rèn cho trẻ cả hai kỹ năng trò chuyện và lắng nghe. Yêu cầu hai hay hơn hai trẻ ngồi đối diện nhau, đưa ra một chủ đề rồi khuyến khích một trẻ đứng dậy nói, trẻ khác ngồi im lặng và lắng nghe. Cứ luôn phiên như vậy giúp trẻ rèn kỹ năng nói và nghe rất hiệu quả. Lưu ý là bạn cần đưa ra khoảng thời gian im lặng nhất định để trẻ suy nghĩ giữa mỗi lần nói. Và nếu trẻ có phá lên cười thì bạn – với vai trò người quản trò cũng không nên cáu gắt, miễn là tiếng cười của trẻ không làm gián đoạn trò chơi.
Chơi trò chơi “gieo vần, nối câu”
Trò chơi này không chỉ giúp trẻ mở rộng vốn từ vựng, cấu trúc câu, mà còn rèn kỹ năng lắng nghe hiệu quả. Rất đơn giản, bạn chỉ cần mào đầu bằng một từ hay cụm từ rồi gợi ý trẻ “gieo vần”. Vần điệu, câu từ của trẻ có thể ngô nghê, phi lý… nhưng như thế mới là trẻ con.
Trò chơi “theo nhịp
Trò chơi “theo nhịp” là một trò khá vui nhộn và sôi động. Hãy vỗ tay theo một nhịp điệu đơn giản và yêu cầu trẻ lặp lại. Khi trẻ đã thành thục những động tác cơ bản, bạn hãy tiếp tục với những nhịp điệu dài hơn, rắc rối hơn, bạn thậm chí có thể vỗ vào đùi hay đầu để “thử thách” bé.

Tiền thời xưa Phần 7



Tiền thời xưa Phần 6


Tiền thời xưa Phần 5













Tiền thời xưa Phần 4







Tiền thời xưa Phần 3













Tiền thời xưa Phần 2








Tiền thời xưa Phần 1