Giáo dục Việt Nam thời xưa













10 NGHIÊN CỨU TRONG TÂM LÝ HỌC TRẺ EM (Phần 1)

Người dịch: NGUYỄN THỊ THU TRÚC
Cử nhân tâm lý - Chi hội Trăng Non 

Đây là 10 nghiên cứu kinh điển đã làm sáng tỏ những lĩnh vực trọng tâm về sự phát triển ở tuổi ấu thơ. Bao gồm các lĩnh vực: trí nhớ, ngôn ngữ, ý niệm bản ngã, nhận thức, khả năng mang tính xã hội và làm chủ cảm xúc. Mỗi lĩnh vực là một phần mảnh ghép về chính chúng ta, làm chúng ta nhớ lại, thông qua kiểm tra lại những phần đó, mà bây giờ chúng ta biết rằng nó đã một thời phức tạp như thế nào
1.      Trí nhớ của trẻ hoạt động từ rất sớm
2.      Khi hình ảnh Bản Ngã (The Self) xuất hiện: có phải mình trong gương không?
3.      Trẻ học biết trái đất không phẳng như thế nào
4.      Tình huống xa lạ: cửa sổ tâm hồn trên quá khứ và tương lại của đứa trẻ
5.      Trẻ bắt chước người khác từ khi mới vài tuần tuổi
6.      Khi trẻ bắt đầu phỏng đoán tâm ý của người khác
7.      Trẻ là nhà vật lý học nhạy cảm: sự bất biến của vật thể
8.      Trẻ bắt đầu cuộc hành trình đến lời nói đầu tiên như thế nào
9.      Sáu kiểu chơi: chúng ta học cách hợp tác với nhau như thế nào
10.  Lý thuyết về 4 giai đoạn phát triển nhận thức ở trẻ em của Jean Piaget: Trẻ em thu được kiến thức như thế nào

Quản lý con cái chặt chẽ

Việc các bậc cha mẹ thu xếp dành nhiều thời gian quan tâm, giáo dục và quản lý con cái là hết sức cần thiết. Nhưng nếu sự quản lý trở nên quá chặt chẽ thì kết quả có thể sẽ là ngược lại.Khiến con cái quá lệ thuộc bố mẹ
Nếu bố mẹ quá quan tâm, lo lắng cho con, theo sát con từng bước thì làm sao có thể hình thành ở chúng tính độc lập, tự chủ, biết tự lo liệu cho chính bản thân mình? Vô hình chung, bố mẹ đã tạo cho con cái mình sự lệ thuộc quá nhiều, không có được sự linh động, sáng tạo cần thiết.
Khi con đã vào tuổi trung học, giờ giấc ở trường, ở lớp sẽ không còn “đóng khung” nữa, mà có thể xê dịch. Có những đứa trẻ cứ đến giờ hẹn bố mẹ đón nhưng giờ học lại chưa kết thúc như dự định là dớn dác, thiếu tập trung. Có đứa thì đột nhiên lớp cho về sớm nhưng chưa đến giờ bố mẹ xuất hiện thì lại phải quẩn quanh chờ đợi nơi cổng trường. Việc phụ thuộc vào thời gian khiến trẻ bị hạn chế sự chủ động, thậm chí lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng thụ động, lệ thuộc, rụt rè…
Nếu bố mẹ không để cho con cái có được khả năng độc lập, tự chủ cần thiết, không bắt đầu tạo cho chúng biết linh hoạt, sáng tạo từ khi còn nhỏ, từ việc học tập và sinh hoạt thì chắc rằng khi lớn lên chúng sẽ khó thích nghi, hoà nhập với cuộc sống vốn rất phong phú, rất phức tạp, luôn luôn có nhiều bất ngờ…
Tố chất không phát triển Tuổi thiếu niên là độ tuổi mà các khả năng đặc biệt (nếu có) dần dần được hình thành. Lúc này, trẻ luôn có tâm lý thích khẳng định mình trước bạn bè, trước những người lớn, thích có những khoảng độc lập tương đối với bố mẹ để được thử sức.
Việc bố mẹ quản lý các con chặt chẽ một mặt khiến cho các cháu cảm thấy bố mẹ không tin tưởng ở mình. Khi cảm giác không được tin tưởng, trẻ thường không có tự tin để quyết định hay làm một việc gì đó. Ngoài ra do ngượng với bạn bè vì bị bố mẹ xem như trẻ con nên trẻ thấy khó khăn khi vui chơi, hoạt động văn hóa trường lớp. Từ đó, khả năng của trẻ không được phát huy, ngày càng mai một. Và nhiều ảnh hưởng khác Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy, chính kiểu quản lý con cái quá chặt chẽ của bố mẹ là một trong những nguyên nhân gây ra trầm cảm hoặc rối nhiễu tâm lý khiến trẻ thường có những hành vi mang tính chất chống đối lại bố mẹ. Trẻ thường ít trò chuyện, tâm sự với bố mẹ khiến bố mẹ rất lo lằng vì không hiểu được trẻ. Đôi khi có trường hợp khi đi chơi với bạn bè trẻ tỏ ra hoạt bát, nói nhiều nhưng khi về nhà lại hoàn toàn trái ngược.
Vì thế tình cảm giữa bố mẹ và con cái ngày càng trở nên xa cách. Tóm lại, cần phải luôn luôn quan tâm đến con cái, tuy nhiên “cái gì cũng nên có mức độ”. Để xác định được mức độ đó, cha mẹ cần hiểu tốt về con cái, đặt niềm tin vào chúng để chúng luôn suy nghĩ phải hành động cho xứng đáng với niềm tin yêu của bố mẹ.

Bé sợ học thêm trước khi vào lớp 1

Hỏi: Tôi có bé trai năm nay vào lớp 1. Tôi đã cho cháu đi học thêm trước khi vào lớp 1 nhưng mỗi khi tôi đưa cháu đi học, cháu đều có cảm giác lo lắng, sợ hãi vậy tôi có nên tiếp tục cho cháu đi học thêm? Với học lực của cháu không xuất sắc liệu tôi có nên cho cháu vào lớp chuyên?
Trả lời: Chương trình học ở lớp mẫu giáo lớn trẻ đã được làm quen với chữ cái, với số, do vậy, trẻ đã được chuẩn bị để sẵn sàng vào học chữ ở lớp 1. Cha mẹ không nên cho con học trước chương trình lớp 1, đặc biệt là học viết chữ đẹp bởi vì viết chữ thường tạo ra sự nhàm chán gây stress cho trẻ. Khi vào lớp học, nhiệm vụ này thường được các giáo viên chia nhỏ để trẻ quen dần, cha mẹ không nên ép trẻ khi trẻ chưa sẵn sàng tham gia vào các lớp học thêm. Tốt nhất, nên chuẩn bị cho trẻ tâm lý thích đến trường, có kỹ năng giao tiếp với bạn, có kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi trẻ gặp khó khăn, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng điều chỉnh nhận thức, hành vi… Đây là những kỹ năng giúp trẻ thành công học đường, những trẻ thiếu hụt kỹ năng này, đặc biệt là thiếu sự tự tin, khó hòa nhập có nguy cơ dễ gặp thất bại học đường.
Việc cho trẻ vào học các lớp chọn, trường chuyên phải dựa trên năng lực vượt trội của chính trẻ, điều này có thể quan sát qua các hành vi thông minh hằng ngày của trẻ như trẻ hay đặt những câu hỏi dí dỏm, trẻ hay có những câu trả lời sáng tạo, trẻ thích thú với việc đọc sách, kể chuyện, thích tương tác với các bạn, có trí nhớ tốt, thích chơi với những trẻ lớn tuổi hơn hay có những quyết định phù hợp trong những tình huống khó xử. Những trẻ này nếu thích thú với các lớp học năng khiếu, cha mẹ có thể đưa con đến trường để các bé được các chuyên gia, các nhà giáo kiểm tra phỏng vấn, nếu cháu đủ điều kiện có thể yên tâm gửi con vào học các trường này. Tuyệt đối không vì kỳ vọng của cha mẹ mà ép trẻ vào học trường chuyên lớp chọn khi trẻ không đủ năng lực theo học những chương trình này, vì điều đó có thể làm trẻ sợ học, chán nản vì mình không có những thành tích tốt như các bạn.